In tờ rơi ( hay flyer) là một cách thức truyền tải thông điệp của doanh nghiệp mạnh mẽ tới cộng đồng. Được các chuyên gia đánh giá là phương pháp quảng cáo hiệu quả tiết kiệm chi phí cho khách hàng.

Tờ rơi cung cấp thông tin, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp tới người tiêu dùng, hỗ trợ đắc lực cho việc marketing và tiếp thị tối ưu cho các chiến dịch, sự kiện.

THÔNG SỐ CHUNG

– Hỗ trợ thiết kế

– Chất liệu: Giấy Couches

– In Offset 4 màu 2 mặt

– Gia công: Cắt xén, bế gấp

– Cán mờ

– Cán bóng

– Thời gian: Từ 3 – 5 ngày

– Miễn phí giao hàng trong nội thành.

QUY CÁCH THIẾT KẾ TỜ RƠI
– Xác định mục đích cần truyền tải, lựa chọn kích thước và nội dung hợp lý.
– Xác định bố cục khoa học, rõ ràng, tạo điểm nhấn truyền tải thông tin ngắn gọn xúc tích.
– Sử dụng hiệu ứng hình ảnh sáng tạo, hấp dẫn.
– Font chữ dễ đọc, màu sắc hài hòa, ấn tượng.

Khổ giấy in tờ rơi thông dụng hiện nay:

A4 (210 x 297mm)

A5 (148 x 210mm)

100 x 210mm (A4 gấp làm 3)

110 x 300mm (A3 gấp làm 4)

THIẾT KẾ TỜ RƠI

Để làm một tờ rơi quảng cáo hoàn chỉnh ta cần kết hợp các dữ liệu từ nhiều nguồn: file bản vẽ, văn bản, hình ảnh… dưới đây là cách thiết kế in tờ rơi sử dụng kết hợp Illustrator & Photoshop để đưa ra bản cuối cùng. Bài viết chủ yếu về phương pháp làm ko nhấn mạnh vào kỹ năng sử dụng chương trình.

  1. Hình ảnh tờ rơi được thiết kế in
  2. Xác lập ban đầu cho tờ rơi: kích thước, chế độ màu, độ phân giải….
  3. Xây dựng layout (bố cục) ban đầu cho tờ rơi

– Màu nền nên sử dụng phù hợp cùng với tông màu của ảnh nền chính

– Phân chia khu vực chính phụ để tạo bố cụ cho tờ rơi

  1. Lựa chọn đưa hình ảnh nền chính vào

Xây dựng các liên kết giữa các đối tượng với nhau

  1. Chuẩn bị dữ liệu các ảnh sản phẩm sẽ trình bày trên tờ rơi

– Sử dụng các công cụ chỉnh sửa hình ảnh như PTS,

– Tạo ra các file sản phẩm riêng biệt đủ chất lượng in – với thuộc tính nền trong suốt (transparency)

– Sử dụng lệnh import đưa các file sản phẩm đã xử lý từ PTS vào Illustator để dàn bố cục.

– Dùng lệnh scale (phóng to thu nhỏ) để sắp xếp các hình ảnh cho hợp lý: có to – có nhỏ.

  1. Các file dữ liệu từ các nguồn khác nhau:

– Cố gắng chuyển đổi đưa về về định dạng phần mềm Illus có thể nhận được

– Sử dụng các lệnh export, save as…. xuất file sang các dạng phổ thông *.eps, *.pdf, *.png…

những định dạng này hỗ trợ thuộc tính transparency (trong suốt) nên có thể dễ dãng đưa vào trong thiết kế.

  1. Xử lý các đối tượng vector

– Import từ nhiều nguồn,hoặc phải vẽ lại để đảm báo độ sắc nét của sản phẩm

– Các phần text nên làm trực tiếp – tránh đưa text bằng hình ảnh vào chương trình.

  1. Sắp xếp các đối tượng cho hợp lý:

– Sử dụng các lệnh scale (phóng to thu nhỏ), align (canh lề) bố trí các đối tượng hợp lý

thường thì theo các đường dóng – sao cho liên kết – thằng hàng vời nhau -> tạo ra sự đồng bộ thống nhất cho thiết kế.

– Các line đỏ bên dưới chỉ các liên kết cơ bản.